Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, thời gian qua, xã Thạch Trung đã tập trung nguồn lực triển khai thực hiện các mô hình sinh kế giảm nghèo và nhân rộng các mô hình hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo qua từng năm; thu nhập, đời sống người dân được nâng lên. Nhiều hộ sau khi thoát nghèo đã có khát vọng bứt phá, không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn trở thành hạt nhân trong phát triển kinh tế tại địa phương.

Đa dạng các mô hình kinh tế

Những năm qua, ngoài thực hiện hiệu quả việc vận động, kêu gọi đỡ đầu hộ nghèo, xã còn phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể cấp xã linh hoạt hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; hỗ trợ cây, con giống; tuyên truyền, vận động người dân tích cực lao động, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, xây dựng các mô hình kinh tế đáp ứng thị hiếu thị trường để tăng thu nhập… Hầu hết những hộ nghèo, cận nghèo sau khi được hỗ trợ, giúp đỡ xây dựng mô hình kinh tế đã vươn lên, vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, trong 02 năm 2022 và 2023 trên địa bàn xã đã xây dựng 02 mô hình đa dạng hóa sinh kế, phát triển kinh tế với 30 hộ gia đình tham gia, tổng kinh phí hỗ trợ: 216,5 triệu đồng từ nguồn Chương trình MTQG giảm nghèo. Năm 2022 có 17 hộ tham gia (07 hộ nghèo, 10 hộ cận nghèo) mô hình sinh kế giảm nghèo Chăn nuôi gà, kinh phí được hỗ trợ là 123 triệu đồng, nhân dân đóng góp 84,15 triệu đồng. Tổng số gà được cấp năm 2022 là 1.840 con (Giống gà lông màu 28 ngày tuổi) và 2.300kg thức ăn hỗn hợp, 109 gói thuốc phòng dịch. 

Đối tượng tham gia dự án năm 2023 có 13 hộ, trong đó có 03 hộ nghèo, 9 hộ cận nghèo, 01 hộ mới thoát nghèo, mỗi hộ được nhận từ 50 - 76 con gà giống 45 ngày tuổi, 135 - 225kg thức ăn hỗn hợp và 01 lọ thuốc phòng dịch. Tổng kinh phí của dự án năm 2023 là 147,6 triệu đồng, trong đó hỗ trợ từ nguồn Chương trình MTQG giảm nghèo 93,5 triệu đồng, Nhân dân đóng góp: 54,1 triệu đồng. Trách nhiệm của các hộ tham gia dự án là tiếp nhận nuôi, chăm sóc gà đã được hỗ trợ theo đúng mục đích, quy trình của dự án. Thông qua mô hình nhằm khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo. Đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng để giúp đỡ các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn thoát nghèo

Bên cạnh chương trình hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng các dự án, mô hình giảm nghèo từ nguồn ngân sách nhà nước, các mô hình của hội, đoàn thể triển khai cũng đã góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo của thành phố. Tùy theo nhu cầu từng hộ mà các hội, đoàn thể có những động thái hỗ trợ khác nhau. Hiện nay, trên địa bàn đã có nhiều mô hình kinh tế hoạt động có hiệu quả và đang ngày càng được nhân rộng như: Tổ hợp tác Bánh đa nem, tổ hợp tác Nấm thôn Đoài Thịnh, mô hình trồng Sen của gia đình anh Đại, tổ hợp tác Dầu gội Hoàng Kim... Các mô hình đều thu hút nhiều lao động tham gia, tạo thêm thu nhập và góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 đã góp phần cải thiện và nâng cao cuộc sống của người dân. Các hộ nghèo, cận nghèo được tạo điều kiện tiếp cận với các mô hình, dự án sinh kế nên có động lực vươn lên thoát nghèo. Nhiều hộ không chỉ thoát nghèo, có thu nhập ổn định mà còn trở thành hạt nhân tích cực trong phát triển kinh tế ở địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã.

Sau đây là một số hình ảnh khác về các mô hình kinh tế:

Mô hình trồng sen của anh Duy Đại


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 213.302
    Online: 7