Một số giải pháp trong công tác phối hợp với tổ chức Tôn giáo tuyên truyền xây dựng Nông thôn mới ở vùng đồng bào có đạo

MỞ ĐẦU

Xây dựng nông thôn mới được Đảng ta xác định là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) khẳng định: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.

Cụ thể hoá quan điểm trên, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết với các Chương trình mục tiêu Quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới với nội dung chính là: xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái gắn với phát triển đô thị. Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn phù hợp quy hoạch không gian xây dựng làng, xã và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của ngành, địa phương; kết hợp giữa hỗ trợ của Nhà nước với phát huy nội lực của cộng đồng dân cư nông thôn. Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức tốt đời sống văn hóa cơ sở. Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa gồm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp, thực hiện

Một trong những yếu tố để nông thôn mới phát triển bền vững đó là đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Trong phát triển kinh tế, bà con giáo dân đã tích cực tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề, dịch vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Phong trào giáo dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tiếp tục phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, xuất hiện ngày càng nhiều giáo dân có tư duy trong sản xuất kinh doanh phù hợp với môi tr­ường khí hậu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh, mở mang các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ th­ương mại phục vụ sản xuất và đời sống, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm

Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao nhận thức cho nhân dân về CTMTQG xây dựng Nông thôn mới đối với vùng đồng bào có đạo, cần chú trọng việc phối hợp với Tổ chức Tôn giáo trong công tác tuyên truyền nhằm tạo ra các giải pháp góp phần nâng cao nhận thức cho người dân tự giác và đưa hết tâm huyết hưởng ứng phong trào xây dựng Nông thôn mới

 A -  ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

          1. Cơ sở lý luận.

Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND ngày 17/2/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 28/2019/QĐ-UBND ngày 22/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc sửa đổi một số tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 29/2019/QĐ-UBND ngày 22/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 22/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 59/2015/QĐ-UBND ngày 24/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành bộ tiêu chí xây dựng vườn mẫu nông thôn mới áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 31/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành bộ tiêu chí xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.

          2. Cở sở thực tiễn.

Có thể khẳng định công tác tuyên truyền xây dựng nôn thôn mới, đặc biệt là tuyên truyền trong nhân dân ở vùng đồng bào có đạo mang lại hiệu quả thiết thực: chủ trương, đường lối của Đảng được cụ thể bằng chương trình hành động; hình thức tuyên truyền ngày càng đổi mới đa dạng, phong phú sẽ mang lại hiệu quả thiết thực; đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền ngày càng được nâng cao về bản lĩnh chính trị, tâm huyết, say sưa, tận tuỵ với công việc, với phương châm hướng về cơ sở, lấy cơ sở là địa bàn hoạt động; sự phối kết hợp giữa các đoàn thể, tổ chức làm công tác tuyên truyền nhịp nhàng, hiệu quả... đã tạo sự thống nhất, đồng thuận tư tưởng trong nhân dân vùng giáo, mang lại hiệu quả thiết thực; các xã vùng đồng bào Công giáo đều hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và từng bước hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, diện mạo nông thôn thay đổi; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững...

Một trong những yếu tố để nông thôn mới phát triển bền vững đó là đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Trong phát triển kinh tế, bà con giáo dân đã tích cực tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề, dịch vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Phong trào giáo dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tiếp tục phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, xuất hiện ngày càng nhiều giáo dân có tư duy trong sản xuất kinh doanh phù hợp với môi tr­ường khí hậu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh, mở mang các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ th­ương mại phục vụ sản xuất và đời sống, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm... Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất nâng cao trình độ thâm canh, nhiều gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản và mở rộng diện tích trồng mầu …

Tuy nhiên, trong công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào có đạo cũng còn một số hạn chế, bất cập. Nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền chưa linh hoạt, chưa phù hợp với đặc điểm sinh hoạt cộng đồng, với hình thức sinh hoạt tôn giáo tập thể và trình độ dân trí ở vùng đồng bào Công giáo; lực lượng làm công tác tuyên truyền còn mỏng, chưa vận động được các chức sắc tôn giáo và những người có uy tín ở vùng giáo tham gia công tác tuyên truyền; sự phối hợp giữa các cơ quan, các đoàn thể làm công tác tuyên truyền chưa đồng bộ, chưa tạo ra sức mạnh để đạt hiệu quả tuyên truyền; việc nhân rộng các loại hình câu lạc bộ không có người sinh con thứ ba, câu lạc bộ sản xuất kinh doanh giỏi, câu lạc bộ đường làng xanh-sạch-đẹp, cánh đồng, dòng sông không rác thải... chưa sâu rộng, chưa thu hút đông đảo đồng bào Công giáo tham gia; công tác tuyên truyền gắn với các chính sách phát triển kinh tế cho đồng bào Công giáo còn hạn chế nên mức sống bình quân của đồng bào Công giáo thấp hơn mức sống bình quân của nhân dân toàn huyện.... Tất cả những hạn chế đó đã tác động trực tiếp đến công tác triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn vùng đồng bào Công giáo.

Một bộ phận đồng bào Công giáo nhận thức chưa đầy đủ và toàn diện về nội dung xây dựng nông thôn mới. Một số người mặc nhiên coi việc xây dựng nông thôn mới chỉ là sự đầu tư của cấp trên về phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn, hiểu "xây dựng nông thôn là một dự án của Nhà nước"; một bộ phận thì bị tác động của các đặc điểm tâm lý tôn giáo "đã tham gia giáo hội thì không tham gia công việc xã hội" vì vậy khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào Công giáo bà con giáo dân không tham gia vào các công việc như: bàn bạc các phương án xây dựng nông thôn mới, bàn bạc mức đóng góp, tham gia tuyên truyền xây dựng nông thôn mới.

II. KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM, THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN:

1. Thực trạng:

Công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới vẫn chưa ngang tầm với việc quản lý xã hội bằng pháp luật, chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, đồng bộ và rộng khắp, còn thiếu cơ chế, kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành từ xã đến các đơn vị để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của toàn xã hội đối với công tác này. Mặt khác:

       - Đội ngũ  tuyên truyền viên hầu hết là kiêm nhiệm nên từng nơi, từng lúc việc nghiên cứu, biên soạn tài liệu tuyên truyền cũng như việc tham gia các buổi, đợt triển khai công tác tuyên truyền xuống các đơn vị và các đoàn thể còn hạn chế, thiếu đồng bộ dẫn đến hiệu quả chưa cao.         

       - Một số đồng chí cán bộ các ban, ngành, đoàn thể chưa quan tâm đúng mức, chưa quán triệt các văn bản luật mới ban hành cho cán bộ hội viên, tổ chức, đơn vị mình.

     - Sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể và các đơn vị còn thiếu chặt chẽ trong công tác tuyên truyền.    

2. Thuận lợi, khó khăn:

a. Thuận lợi

          - Cán bộ làm công tác tuyên truyền từng bước được củng cố, kiện toàn; nhiều cán bộ làm công tác tuyên truyền xây dựng NTM được bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ; chất lượng hoạt động ngày một nâng lên.

          - Ban chỉ đạo phối hợp công tác tuyên truyền của xã,  đã thể hiện được vai trò liên kết, phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể với Hội đồng mục vụ Giáo xứ, Giáo xóm trong công tác tuyên truyền.

          - Hình thức tuyên truyền không ngừng được đổi mới, với nhiều hình thức phong phú và đa dạng, nội dung tuyên truyền đã bám sát vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ kịp thời việc triển khai các nhiệm vụ xây dựng NTM, phù hợp với yêu cầu của địa phương, tính hình thức trong công tác tuyên truyền đã được đẩy lùi. Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác tuyên truyền đã được  chính quyền quan tâm đầu tư.

          - Linh mục quản xứ, Hội đồng mục vụ Giáo xứ, Giáo xóm nhiệt tình, phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền và luôn có nhiều ý kiến, các giải pháp nâng cao hình thức tuyên truyền xây dựng NTM trong bà con giáo dân

b.Khó khăn

- Đội ngũ tuyên truyền viên tuy đã được thành lập, song quy mô và chất lượng tuyên truyền mang lại hiệu quả chưa cao, chưa theo kịp yêu cầu đòi hỏi trong tình hình mới.

          III. CÁC HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1. Tiêu chí lựa chọn hình thức tuyên truyền

1.1. Tính phù hợp giữa hình thức tuyên truyền với đối tượng được tuyên truyền

Hiểu biết và nhận thức của các đối tượng được tuyên truyền là không giống nhau, do đó khi tuyên truyền xây dựng NTM cần phải xuất phát từ những yếu tố sau:

- Yêu cầu phổ biến của nội dung xây dựng NTM đến đối tượng nhóm dân cư xác định;

- Trình độ văn hóa và nhận thức của đối tượng được tuyên truyền;

- Điều kiện hoàn cảnh thực tế của đối tượng;

- Điều kiện năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền hiện có.

1.2. Tính khả thi của hình thức tuyên truyền với điều kiện của địa bàn thực hiện

Tuyên truyền mang tính thường xuyên, lâu dài, do đó khi tiến hành tuyên truyền NTM cần phải tính đến tính khả thi trong điều kiện thực tế tại địa bàn thực hiện. Cụ thể là cần quan tâm đến những yếu tố sau :

- Hình thức tuyên truyền được lựa chọn có sử dụng được các phương tiện tuyên truyền (sách, báo, đài truyền thanh…), huy động sự tham gia của lực lượng thực hiện tuyên truyền (tuyên truyền viên, báo cáo viên …)

- Điều kiện địa lý kinh tế, trang thiết bị để có thể sử dụng phục vụ cho hình thức tuyên truyền đã lựa chọn có thuận tiện không?

1.3. Tính hiệu quả của hình thức tuyên truyền 

- Số lượng người được tuyên truyền? Sự tham gia của đối tượng cần tập trung tuyên truyền?

- Tác động của những nội dung tuyên truyền đối với việc thực hiện, thực hiện các chính sách của nhà nước tại địa bàn.

- Mức độ quan tâm của người dân tại địa bàn tuyên truyền đối với vấn đề NTM.

2. Các hình thức tuyên truyền xây dựng NTM

Việc thực hiện kế hoạch tuyên truyền XD NTM ở địa bàn xã có số đông là đồng bào công giáo cho thấy hiện nay có nhiều hình thức tuyên truyền được vận dụng một cách sáng tạo, hiệu quả, trong đó nổi lên một số hình thức chủ yếu sau:

- Phối hợp với Linh mục quản xứ, Hội đồng mục vụ Giáo xứ phổ biến thông qua tuyên truyền miệng (tuyên truyền trực tiếp) trong các cuộc Lễ, sinh hoạt xứ . ....;

- Tuyên truyền thông qua biên soạn, phát hành tài liệu, tờ rơi, tờ gấp; Pa nô, áp phích...;

- Tổ chức thi tuyên truyền XD NTM;

- Tuyên truyền thông qua tổ chức sinh hoạt các câu lạc bộ: “Gia đình hạnh phúc sống tốt đời đẹp đạo”, sinh hoạt tổ đọc kinh ....;

- Tuyên truyền thông qua việc xây dựng và khai thác tủ sách pháp luật ở xã, các thôn; tủ sách, ngăn sách tại cơ quan, trường học...

- Tuyên truyền thông qua hoạt động tư vấn XD NTM cho đồng bào công giáo.....;

- Tuyên truyền thông qua các loại hình văn hóa, văn nghệ (đặc biệt là các loại hình sinh hoạt văn nghệ: “Tiếng hát đồng bào công giáo”, “Hát mừng Lễ NOEL”);

- Tuyên truyền thông qua các trung tâm học tập cộng đồng;

IV. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN XAY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1. Về kiến thức tuyên truyền

Để làm tốt công tác tuyên truyền xây dựng NTM vùng đồng bào có đạo người cán bộ cần phải:

- Có kiến thức hiểu biết nói chung, kiến thức xã hội rộng, đặc biệt khi làm công tác tuyên truyền xây dựng NTM trên địa nàm có số đông là đồng bào có đạo, cần phải nắm cơ bản về đời sông tâm linh của bà con, hiểu biết, chia sẻ với bà con giáo dân; hiểu biết về đối tượng tuyên truyền ; khi tuyên truyền cần dự kiến trước được các tình huống, các câu hỏi người nghe đưa ra để chuẩn bị phương án trả lời thích hợp giúp cho công tác tuyên truyền đạt được hiệu quả, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người được tuyên truyền;

- Nắm vững những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà các văn bản pháp luật điều chỉnh nhất là các vấn đề có liên quan đến Tôn giáo....;

2. Về kỹ năng

- Kỹ năng lắng nghe: chú ý lắng nghe, không ngắt lời, tỏ thái độ quan tâm đến những vấn đề người được tuyên truyền trao đổi; tránh nói nhiều hoặc tỏ thái độ thờ ơ; khuyến khích người nghe phát biểu ý kiến;

- Kỹ năng quan sát: sử dụng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe hoặc quan sát một cách kín đáo…

- Kỹ năng truyền đạt: sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, phù hợp, kết hợp, nêu các ví dụ cụ thể, gần gũi…

Chú trọng đến các vấn đề được bà con giáo dân quan tâm, tỏ thái độ tôn trọng khi đề cập dến Tôn giáo, đến vấn đề tâm linh

- Kỹ năng động viên : dùng lời nói, ánh mắt để động viên; thông cảm với người được truyền thông; động viên, thu hút những người rụt rè tham gia…

3. Các yêu cầu khác:

- Có sự nhiệt tình, tâm huyết, tận tụy;

- Có khả năng nói và viết;

- Có khả năng hòa đồng và giao tiếp;

- Có kiến thức nhất định về tâm lý học tuyên truyền;

- Có hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán, điều kiện xã hội và đặc biệt là đời sống tâm linh tôn giáo của bà con.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

*. Phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền xây dựng NTM vùng đồng bào công giáo.

1. Phương hướng nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền xây dựng NTM vùng đồng bào công giáo.

Để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền xây dựng NTM trong nhân dân cần:

- Coi trọng và xây dựng nhận thức đúng về vị trí, vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền xây dựng NTM.

Quán triệt quan điểm, công tác giáo dục chính trị tư tưởng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ văn hóa cho đồng bào công giáo trong điều kiện xây dựng NTM.

- Kiện toàn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác tuyên truyền xây dựng NTM.

Tạo cơ chế phối hợp giữa cán bộ làm công tác tuyên truyền xây dựng NTM với các cấp các ngành của địa phương, phối hợp và có mối liên hệ mật thiết với Linh mục quản xứ, HĐMVGiáo xứ, Giáo họ, các chức sắc ...... trong công tác tuyên truyền xây dựng NTM.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp  cho công tác tuyên truyền xây dựng NTM

Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa chuyên môn và các đoàn thể (như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh.... trong công tác tuyên truyền xây dựng NTM nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức; lồng ghép các hoạt động nhằm phổ biến kiến thức rộng rãi trong đồng bào giáo dân.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình “Gia đình hạnh phúc sống tốt đời đẹp đạo”, “Thanh niên công giáo yêu nước” ....

- Đổi mới phương thức tuyên truyền xây dựng NTM, tạo tính tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu, nhận thức bằng nhiều hình thức khác nhau như hình thức sân khấu hóa, áp dụng các phương thức hiện đại trong việc tuyền tải thông tin, tổ chức thi tuyên truyền xây dựng NTM....Qua đó, hình thành ý thức tự giác, thói quen học tập nâng cao trình độ hiểu biết về xây dựng NTM trong Đoàn viên, hội viên và đồng bào giáo dân. .

Lựa chọn nội dung tuyên truyền xây dựng NTM phù hợp với từng đối tượng sao cho  có hiệu quả.

2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền xây dựng NTM.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp trên; thường xuyên có kế hoạch, các văn bản để hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền xây dựng NTM cho cán bộ và nhân dân, nhất là cán bộ và nhân dân vùng công giáo...

- Nâng cao nhận thức của cấp ủy, lãnh đạo các ngành đoàn thể địa phương đối với công tác tuyên truyền xây dựng NTM. Thực tiễn cho thấy những thành công cũng như hạn chế đối với công tác tuyên truyền xây dựng NTM đều xuất phát từ nhận thức của người dân. Vì thế, các cấp các ngành các đơn vị, cần làm tốt công tác giáo dục, làm rõ vị trí, vai trò của công tác tuyên truyền xây dựng NTM đối với việc nâng cao ý thức trong công tác tuyên truyền xây dựng NTM. Công tác này phải được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên của các cấp các ngành, cac đơn vị.

- Phát huy vai trò của người làm công tác tuyên truyền xây dựng NTM ở địa phương. Phải thường xuyên kiện toàn, bảo đảm đủ thành phần, có quy chế làm việc rõ ràng để hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công. Cán bộ làm công tác tuyên truyền xây dựng NTM phải làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền xây dựng NTM, thường xuyên tham mưu, hướng dẫn các ban ngành đoàn thể, các đơn vị triển khai các kế hoạch, nội dung tuyên truyền phù hợp đối với địa bàn đồng bào có đạo.

- Tăng cường cả về số lượng và chất lượng đội ngũ tuyên truyền viên của địa phương, cần ưu tiên cán bộ đồng bào vùng giáo. Cần có kế hoạch bố trí, bồi dưỡng nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ này trong thực hiện nhiệm vụ. Thường xuyên cung cấp tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ tuyên truyền.

- Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền cho phù hợp với tình hình mới, phù hợp với đời sống tâm linh của bà con giáo dân. Việc đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền xây dựng NTM phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm, tình hình, nhận thức của các đối tượng được tuyên truyền. Trong đó cần tuyên truyền theo hướng làm thay đổi cách nghĩ, cách nhìn của người dân đối với xây dựng NTM. Tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ vai trò công tác tuyên truyền xây dựng NTM trong cuộc sống để nhân dân hiểu và thi đua thực hiện, thực hiện phương châm “Kính Chúa, yêu nước”, “Sống tốt đời đẹp đạo” ....

          - Cần xác định rõ trách nhiệm trong công tác tuyên truyền xây dựng NTM nhằm tạo cơ sở, cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành nâng cao trách nhiệm của Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội CCB, Hội nông dân.... trong công tác tuyên truyền xây dựng NTM trong cán bộ đoàn viên, hội viên. 

Việc tuyên truyền xây dựng NTM cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có chương trình, kế hoạch cụ thể, tránh tình trạng làm chỉ có tính phong trào.

Một số hình thức cụ thể:

- Ban chỉ đạo công tác tuyên truyền xây dựng NTM biên soạn tài liệu, bổ sung các nội dung phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương vùng đồng bào có đạo, lồng ghép vào nội dung tuyên truyền xây dựng NTM thông qua  sinh hoạt Tôn giáo, các câu lạc bộ và báo cáo chuyên đề...

- Tăng cường công tác tuyên truyền, đa dạng hoá các loại hình tuyên truyền xây dựng NTM (kết hợp thông qua băng hình, thông qua các diễn đàn sân khấu hóa, tổ chức các câu lạc bộ về các chủ đề NTM, tham gia các cuộc thi...).

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá thành tích trong công tác xây dựng NTM đối với các ngành đoàn thể, các đơn vị...

Việc tuyên truyền về thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM cho đồng bào công giáo có thể  bằng nhiều con đường khác nhau. Nếu được Lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể quan tâm thích đáng chắc chắn kết quả tuyên truyền sẽ có hiệu quả cao.

*. Kết quả thực hiện: Sau khi thực hiện đa dạng nhiều hình thức tuyên truyền xây dựng NTM cho nhân dân nói chung, đồng bào vùng có đạo nói riêng, nhận thức về nhiệm vụ xây dựng NTM của nhân dân được nâng lên, nhân dân ngày càng tập trung vào cuộc tích cực thi đua đồng sức đồng lòng xây dựng nTM.

 C- KẾT LUẬN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

Công tác tuyên truyền xây dựng NTM vùng đồng bào có đạo trong nhân dân cần thực sự quan tâm đúng mức, cán bộ phải có nhiều kinh nghiệm.

Sự phối hợp giữa các cấp các ngành các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền xây dựng NTM vùng đồng bào có đạo trong nhân dân phải khoa học và đi vào nề nếp, thường xuyên.

Phải có sự tâm huyết hết mình của đội ngũ làm công tác tuyên truyền xây dựng NTM vùng đồng bào có đạo.

Tài liệu cho công tác tuyên truyền xây dựng NTM vùng đồng bào có đạo phải phong phú, đa dạng, chất lượng cao.

- Nội dung công tác tuyên truyền xây dựng NTM vùng đồng bào có đạo  phải có tính đa dạng, thực sự góp phần đổi mới nội dung, chương trình.

- Công tác phối hợp với các tổ chức Tôn giáo trong công tác tuyên truyền xây dựng NTM vùng đồng bào có đạo phải chặt chẽ, hài hòa, đồng bộ, thường xuyên và liên tục.

Trên đây là một số giải pháp đối với công tác tuyên truyền xây dựng NTM trong nhân dân vùng đồng bào có đạo. Tôi mạnh dạn viết lên ý kiến về sáng kiến của mình và đưa ra đây để Hội đồng cùng tham khảo. Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp  của các vị trong Hội đồng để tôi có dịp bổ sung, sửa chữa và tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm hay, hoàn thiện để nhiều người cùng tham khảo. Với mục đích nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền xây dựng NTM vùng đồng bào có đạo ngày một hiệu quả góp phần thực hiện thành công CTMTQG XD NTM.

Tôi chân thành cảm ơn!     

                                                      Thạch Trung, ngày 28  tháng  9  năm 2021

XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

 

 

 

NGƯỜI VIÊT

 

 

Nguyễn Đức Hiền

 

Bản đồ hành chính
 Liên kết website
Thống kê: 213.173
Online: 9